Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật ô tô

Tên ngành nghề: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

 

Mã ngành nghề: 6510202

 

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

 

Danh hiệu: Kỹ sư thực hành

 

Hình thức đào tạo: Chính quy

 

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương.

 

Thời gian đào tạo: 2 năm

 

         1. Mục tiêu chung

 

       Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô trình độ cao đẳng nhằm đào tạo kỹ thuật viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có tư duy khoa học, năng động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, có trình độ lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề tương xứng trình độ cao đẳng, có khả năng tự nghiên cứu học nâng cao trình độ cập nhật kiến thức công nghệ mới và học liên thông lên trình độ đại học thuộc chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.

 

         2. Mục tiêu cụ thể

 

Kỹ thuật viên trình độ cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô là người có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khoẻ và trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để làm việc trong các cơ quan và các Công ty xí nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, bảo trì và sửa chữa ô tô cụ thể như sau:

 

         2.1. Kiến thức

 

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;

 

- Giải thích được bản vẽ kỹ thuật, kết cấu của các chi tiết, bộ phận trong ô tô, các mạch điện và mạch tín hiệu điều khiển;

 

- Tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

 

- Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

 

- Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm các thông số kỹ thuật của từng loại chi tiết, hệ thống trong ô tô;

 

- Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển bằng điện, điện tử, khí nén và thuỷ lực của các loại ô tô;

 

- Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ô tô;

 

- Trình bày được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy
nổ và vệ sinh công nghiệp;

 

- Phân tích được các kỹ năng, thao tác cơ bản trong lái xe ô tô;

 

-Trình bày được phương pháp quản lý, kinh doanh dịch vụ ô tô; nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình
thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề Công nghệ kỹ thuật ô tô;

 

-Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp
luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

 

          2.2. Kỹ năng

 

- Đọc được bản vẽ kỹ thuật về kết cấu của các chi tiết, bộ phận trong ô tô, các
sơ đồ mạch điện và mạch tín hiệu điều khiển; đọc được các ký hiệu phân loại của các
linh kiện, chi tiết, bộ phận trên ô tô; tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ôtô;

 

- Lựa chọn đúng, sử dụng thành thạo và bảo dưỡng, bảo quản được các loại
dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong ngành, nghề Công nghệ kỹ thuật ô tô;

 

- Chẩn đoán và phát hiện chính xác và đầy đủ các sai hỏng trong các cụm chi
tiết, các hệ thống của ô tô;

 

- Kiểm tra được những sai hỏng của các cụm chi tiết, bộ phận và hệ thống trong
ô tô;

 

- Lập được quy trình tháo, lắp các chi tiết, bộ phận, hệ thống của ô tô;

 

- Lập được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với từng lỗi kỹ thuật và
từng loại ô tô;

 

- Thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa đúng quy trình, quy phạm, đảm
bảo yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn lao động;

 

- Tổ chức và quản lý được quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tương ứng với trình
độ được đào tạo;

 

- Tiếp nhận và chuyển giao được các công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;

 

- Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh công nghiệp;

 

- Có khả năng đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho
người học ở trình độ thấp hơn.

 

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

 

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

 

         2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

 

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề
phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

 

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách
nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

 

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện
của các thành viên trong nhóm;

 

- Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm tốt,
thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý, cẩn thận, tỉ mỉ trong công
việc;

 

- Tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và
có tác phong công nghiệp;

 

- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và
phòng cháy chữa cháy;

 

- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp.

 

         2.4. Chính trị, Đạo đức, Thể chất và Quốc phòng

 

- Chính trị, đạo đức

 

+ Nhận thức: Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hiến pháp, Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam.

 

Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp của địa phương, khu vực, vùng miền.

 

+ Đạo đức - tác phong: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp - Pháp luật. Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp. Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc. Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

 

- Thể chất - Quốc phòng

 

+ Thể chất: Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các xí nghiệp công nghiệp. Sức khỏe đạt yêu cầu theo phân loại của Bộ Y tế. Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 

+ Quốc phòng: Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng. Có ý thức tổ chức kỹ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

 

         3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

 

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí
việc làm của ngành, nghề bao gồm:

 

- Quản lý vật tư, phụ tùng ô tô;

 

- Kinh doanh trong lĩnh vực ô tô và phụ tùng ô tô;

 

- Sửa chữa động cơ (máy) ô tô;

 

- Sửa chữa gầm ô tô;

 

- Sửa chữa điện và điều hòa ô tô;

 

- Tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực ô tô;

 

- Kiểm định ô tô;

 

- Quản lý gara ô tô, trung tâm bảo hành - sửa chữa ô tô.


TIN LIÊN QUAN


TIN TỨC - SỰ KIỆN

Xem thêm...

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG

Trụ sở chính: Số 54 - Khu Liên Phương - P. Phương Đông - TP Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 02033.854497 - Fax:02033.854302

Địa điểm đào tạo số 01: Phường Hà Phong - TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh

Địa điểm đào tạo số 02: Nguyễn Văn Trỗi - P. Cẩm Thủy - TP Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 02033.862091 - 02033.969661 - Fax:02033.864950

Email: cdcnxd@cic.edu.vn - cdcnxdub@cic.edu.vn

TAG BÀI VIẾT

BẢN ĐỒ CHỈ DẪN

PAGE FACEBOOK

Xét tuyển trực tuyến Nhập học trực tuyến
Xét tuyển trực tuyến
Nhập học trực tuyến