Luận án đánh giá ảnh hưởng của biodiesel đến các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng và môi trường có xét đến các thuộc tính của biodiesel (B10 và B20). Đây là cơ sở khoa học để đánh giá, lựa chọn loại nhiên liệu diesel sinh học gốc (B100) và tỷ lệ pha trộn trong khai thác và sử dụng động cơ diesel.
Luận án góp phần xây dựng các tiêu chuẩn về nhiên liệu diesel sinh học, giúp việc hoạch định chính sách sử dụng nhiêu liệu diesel sinh học trên các động cơ diesel; Khẳng định biodiesel B10, B20 có thể sử dụng làm nguồn nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu diesel dàu mỏ đang sử dụng tại Việt Nam; Đóng góp trực tiếp cho việc thực hiện Đề tài NCKH & PTCN cấp Nhà nước “Nghiên cứu sử dụng nhiên liệu diesel sinh học (B10 và B20) cho phương tiện cơ giới quân sự”, mã số ĐT.06.12/NLSH.
Tại buổi bảo vệ, NCS Phan Đắc Yến đã trình bầy tóm tắt Luận án, lần lượt trả lời các câu hỏi do các thành viên trong Hội đồng và các nhà khoa học quan tâm đặt ra.
Luận án là công trình khoa học được NCS Phan Đắc Yến nghiên công phu và nghiêm túc, đảm bảo độ tin cậy; Các kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn. Căn cứ đánh giá của các thành viên trong Hội đồng chấm luận án tiến sĩ và kết quả bỏ phiếu đánh giá của Hội đồng (6/6 phiếu đồng ý), Hội đồng nhất trí đề nghị Học viện Kỹ thuật Quân sự cấp bằng Tiến sĩ kỹ thuật cho NCS Phan Đắc Yến.
Một số hình ảnh tại buổi bảo vệ của NCS Phan Đắc Yến:
NCS Phan Đắc Yến bảo vệ luận án trước Hội đồng
Tân TS Phan Đắc Yến chụp ảnh lưu niệm cùng HĐ và GVHD
Tân TS Phan Đắc Yến chụp ảnh lưu niệm cùng Tập thể GVHD
Tân TS Phan Đắc Yến chụp ảnh lưu niệm cùng Cán bộ nhà trường
2. Trước đó, Sáng ngày 12/08/2015, cũng tại Học viện Kỹ thuật Quân sự đã diễn buổi Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ kỹ thuật cấp Học viện cho NCS Nguyễn Công Lý (Khoa Co khí – Động lực, Trường CĐ Công nghiệp và Xây dựng) với đề tài “Nghiên cứu tính toán mô phỏng xác định mức độ phát thải nox và độ khói của động cơ diesel” thuộc chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực, mã số 62.52.01.06 do PGS.TS. Nguyễn Hoàng Vũ cùng PGS.TS. Lại Văn Định hướng dẫn.
Luận án đã tính toán, xác định mức phát thải các chất ô nhiễm của động cơ diesel thông qua việc xây dựng MHMP HTPNL nhằm xác định chính xác các thông số đặc trưng của quy luật cung cấp nhiên liệu (QLCCNL) như: tốc độ phun, thời gian phun, lượng nhiên liệu cung cấp cho 1 chu trình (gct) làm dữ liệu đầu vào cho MHMP chu trình công tác (CTCT) để xác định các chỉ tiêu công tác và mức phát thải NOx, độ khói của động cơ trên toàn vùng làm việc; MHMP đã xây dựng không chỉ cho phép xác định các thông số vận hành cuối cùng của động cơ mà còn có thể dùng để nghiên cứu, đánh giá diễn biến các quá trình trung gian xảy ra trong HTPNL và buồng cháy. Do vậy, cho phép đánh giá sự ảnh hưởng của các thông số kết cấu, điều chỉnh, vận hành đến sự làm việc của HTPNL và các chỉ tiêu công tác của động cơ.
Luận án góp phần vào việc xây dựng được MHMP cho phép xác định đồng thời các thông số vận hành, mức phát thải NOx và độ khói có xét đến các yếu tố tác động sẽ là công cụ tốt cho việc nghiên cứu giảm mức phát thải và mức tiêu thụ nhiên liệu cho động cơ B2; góp phần giảm thiểu chi phí và thời gian NCTN. MHMP đã xây dựng có thể sử dụng cho quá trình nghiên cứu cải tiến đối với họ động cơ B2; MHMP đã xây dựng, hiệu chỉnh có thể phục vụ cho quá trình đào tạo Sau đại học chuyên ngành Cơ khí động lực; Đóng góp trực tiếp cho việc thực hiện Đề tài NCKH & PTCN cấp Nhà nước “Nghiên cứu sử dụng nhiên liệu diesel sinh học (B10 và B20) cho phương tiện cơ giới quân sự”, mã số ĐT.06.12/NLSH.
Luận án là công trình khoa học được NCS Nguyễn Công Lý nghiên công phu và nghiêm túc, đảm bảo độ tin cậy; Các kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn. Căn cứ đánh giá của các thành viên trong Hội đồng chấm luận án tiến sĩ và kết quả bỏ phiếu đánh giá của Hội đồng (7/7 phiếu đồng ý), Hội đồng nhất trí đề nghị Học viện Kỹ thuật Quân sự cấp bằng Tiến sĩ kỹ thuật cho NCS Nguyễn Công Lý.
Một số hình ảnh trong buổi bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Công Lý