Đó là vấn đề được đưa ra bàn luận tại Hội thảo "Tham vấn ý kiến về Chiến lược phát triển Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ LĐ-TB&XH tổ chức trực tuyến mới đây.
Nhấn để pón to ảnh
Toàn cảnh hội thảo.
Doanh nghiệp chưa "mặn mà"
Tại hội thảo, ông Nguyễn Chỉ Sáng - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) đã bàn luận về khía cạnh kết hợp giữa doanh nghiệp với các trung tâm nghề nghiệp" được đề cập ở Dự thảo "Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045".
"Ngày xưa, tôi học Bách Khoa thì việc kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp này rất tốt. Tức là sinh viên được xuống các nhà máy thực tập, thực hành. Thế nhưng bây giờ câu chuyện nó khác. Các doanh nghiệp đa phần khi đã vào sản xuất, vào đơn hàng rồi thì họ không cho phép có rủi ro, không cho phép có lỗi trong sản phẩm và công suất của họ phải chạy hết mức có thể. Do đó, doanh nghiệp không thể đào tạo sinh viên cho các trường trung cấp, cao đẳng nghề mà chỉ có thể nhận sinh viên kiến tập thì được", ông Sáng đặt vấn đề.
Theo Phó Chủ tịch VAMI, nếu muốn doanh nghiệp kết hợp đào tạo thì lại phải có cơ chế để liên kết một cách đặc biệt. Chứ không phải doanh nghiệp có cơ sở như vậy là sẽ đào tạo được.
"Dự thảo đã đưa ra một chiến lược cơ bản là kết hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Nhưng kết hợp với doanh nghiệp như thế nào thì chúng ta phải khảo sát thêm. Bởi lẽ, không phải cứ đưa học viên xuống là sẽ được bố trí thực hành máy trong các doanh nghiệp. Không có đâu!", ông Sáng trăn trở.
Trước đây, khi còn là Viện trưởng Viện nghiên cứu cơ khí, ông Sáng có đi thăm quan nhiều doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề ở Nhật, Đức, châu Âu và Mỹ và thấy thế giới có chương trình rất hay: Một số doanh nghiệp nhận ngay học sinh vừa tốt nghiệp trung học. Sau thời gian một năm vào làm học viên qua thực hành sẽ đảm bảo được công việc ở công ty.
"Nếu bây giờ mình đa dạng hóa hình thức đào tạo và coi doanh nghiệp của họ cũng là một nơi đào tạo thì doanh nghiệp có được hưởng gì không? Cuối cùng chúng ta phải quay ra là họ được hưởng cái gì thì họ mới "mặn mà". Còn không thì thôi. Chương trình của trường thì trường cứ làm, còn tôi phải làm việc của tôi", đại diện này nêu quan điểm.
Nói về ý kiến trên, ông Trương Anh Dũng - Tổng Cục trưởng Tổn
g cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, kết hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp chính là một trong ba đột phá chiến lược được Dự thảo đề ra.
Tiếng nói đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam cho thấy một thực trạng, không ít doanh nghiệp không sẵn sàng để tiếp nhận các sinh viên các trường vào thực tập thực hành trong bối cảnh họ đang thực hiện các công đoạn sản xuất theo dây truyền. Đây là một thách thức.
Nhấn để phóng to ảnh
Ông Trương Anh Dũng - Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (phải).
"Chúng tôi cũng sẽ có những giải pháp cụ thể để tháo gỡ vấn đề này. Ví dụ, trong Bộ Luật Lao động đã đưa ra một sáng kiến cũng là một hỗ trợ của ILO. Đó là câu chuyện chúng ta sửa đổi những quy định về đào tạo nghề học nghề trong doanh nghiệp.
Tại một số nước phát triển ở châu Âu, người ta có cách đào tạo nghề kép. Đó là vừa đào tạo trong nhà trường, vừa đào tạo trong doanh nghiệp. Tới đây, chúng tôi sẽ bàn sâu về nội dung này để làm thế nào biến nó trở thành trọng tâm trong thời gian tới", ông Trương Anh Dũng cho hay.
Doanh nghiệp có phải trường học không?
Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết thêm, rất nhiều doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thất nghiệp mà Tổng cục đang triển khai hợp tác hiện nay đã dành nhiều thời gian để thảo luận về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, để doanh nghiệp đào tạo hỗ trợ nâng cao tay nghề cho người lao động của mình. Nhưng việc này đang vướng mắc về vấn đề quy định pháp luật hiện hành. Tới đây, Bộ LĐ-TB&XH sẽ nghiên cứu để trình lên trên, tháo gỡ vướng mắc này.
"Làm thế nào để doanh nghiệp có điều kiện nguồn lực và động lực để tham gia hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp? Mô hình tuyển dụng vào doanh nghiệp để vừa làm việc và vừa học cũng là một cách mà chúng ta sẽ phải thúc đẩy trong thời gian tới", ông Dũng cho hay.
Đề cập đến vấn đề này, trong phần kết luận, ông Lê Tấn Dũng - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh: "Doanh nghiệp có phải trường học không? Ở một số quốc gia phát triển, doanh nghiệp một mặt vừa tạo công ăn việc làm nhưng một mặt khác, doanh nghiệp sẽ công nhận chứng chỉ kỹ năng nghề. Tâm lý nhiều em học sinh sinh viên muốn đi làm thêm nhưng cũng muốn có được một chứng nhận, chứng chỉ, văn bằng nào đó. Nghĩa là được về vật chất (thu nhập) một phần nhưng một mặt phải có sự thừa nhận, công nhận.
NhThứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng kết luận cuộc họp.
"Chúng ta cũng phải chọn cái gì là đột phá trong đột phá của chiến lược. Vì đào tạo nguồn nhân lực là một trong 3 đột phá chiến lược. Vậy giờ chúng ta phải làm gì để có đột phá trong từng đột phá này.
Hoặc tiêu chí trung tâm đào tạo nằm trong doanh nghiệp. Giờ chúng ta cũng nên nghiên cứu, tính toán thể chế, tạo điều kiện để doanh nghiệp cũng là một nhà trường để đào tạo kỹ năng nghề", Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ.
nguồn: http://gdnn.gov.vn/