Tin tức tổng hợp : Khi trẻ tra Google để... làm văn

Khi trẻ tra Google để... làm văn

Cô Nguyễn Thị Thúy Hà, giáo viên THCS tại TPHCM cho biết vài ba năm trở lại đây cô thường xuyên bắt gặp những bài văn của HS mà khi đọc xong, không biết nên khóc hay cười. Không khó để nhận ra những bài văn ấy là "thành quả” sau khi HS tham khảo trên mạng Internet.
Một hôm qua nhà họ hàng chơi, tôi vô tình đọc được bài văn của bé Thi tả về Hồ Gươm với lời văn trau chuốt, thể hiện sự xúc động sâu sắc khi được tham quan hồ Hoàn Kiếm gắn với lịch sử vua Lê… Quá ngạc nhiên trước những câu văn rất sinh động của một học sinh cấp 1, tôi bèn hỏi: "Bài này con tự làm hay…?” Bé trả lời: "Con tự làm đó dì”. "Sao con làm được hay vậy?”. "Cô giáo cho bài tập về nhà, con lên mạng, tra google về Hồ Gươm, thấy câu nào hay thì ghi lại rồi dàn thành bài văn, chứ con đã ra Hà Nội lần nào đâu mà được đến Hồ Gươm”. Thi còn hồn nhiên: "Trong lớp các bạn đều lên Google tra khi làm bài tập, cả môn địa lý, lịch sử cũng đều được điểm cao”.
 
Một phụ huynh có con trai học lớp 5 cũng kể lại cô giáo cho bài tập làm văn về nhà phát biểu cảm nhận về một loài cây em thích. Hôm đó mẹ đi vắng, sách tham khảo không có bài mẫu, bé vào google tra được hai bài văn về cây phượng và tự "chế” thành bài văn của mình.
 
TS Phạm Phúc Vĩnh, trường ĐH Sài Gòn, cho rằng chuyện các em nhỏ "tham khảo” để làm bài văn chắp nối là kiểu học vẹt có từ xưa, chỉ khác là sách tham khảo được thay bằng Internet. Việc tra cứu kiến thức là cần nhưng nếu chỉ dừng ở việc thấy hay và chép lại thì rất nguy hiểm. Kiểu học này không kích thích sự phát triển não bộ và trí thông minh của trẻ, tạo thói quen ỷ lại công cụ, nếu không có những hỗ trợ từ những ứng dụng này, trẻ sẽ không tự tư duy được.
 
TS. Vĩnh chia sẻ thêm, vào Google tra cứu không hẳn không tốt. Giáo viên, phụ huynh nên khuyến khích trẻ đưa ra cảm nhận của mình, khơi gợi ý để bé tự viết thành câu văn, dạy bé đưa ra cấu trúc giải quyết đề bài. Ông cũng nhấn mạnh cách tốt nhất để trẻ có kiến thức về một chủ đề làm văn là được tận mắt nhìn ngắm, trải nghiệm để trẻ tự cảm nhận được và định hướng bài viết của mình.
 
Theo Cẩm Bình
Đại Đoàn Kết

 


TIN LIÊN QUAN


TIN TỨC - SỰ KIỆN

Xem thêm...

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG

Trụ sở chính: Số 54 - Khu Liên Phương - P. Phương Đông - TP Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 02033.854497 - Fax:02033.854302

Địa điểm đào tạo số 01: Phường Hà Phong - TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh

Địa điểm đào tạo số 02: Nguyễn Văn Trỗi - P. Cẩm Thủy - TP Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 02033.862091 - 02033.969661 - Fax:02033.864950

Email: cdcnxd@cic.edu.vn - cdcnxdub@cic.edu.vn

TAG BÀI VIẾT

BẢN ĐỒ CHỈ DẪN

PAGE FACEBOOK

Xét tuyển trực tuyến Nhập học trực tuyến
Xét tuyển trực tuyến
Nhập học trực tuyến