Môn Toán: Học sinh chỉ nháp ra giấy nội dung khó (23/04/2014)

Nhiều em học sinh làm bài ra giấy nháp sau đó mới chép lại vào giấy thi. Như vậy, sẽ mất nhiều thời gian, không có thời gian suy nghĩ câu hỏi khác. Và khi thấy thời gian không còn nhiều, thường thí sinh bị cuống, dẫn đến chép sai.

Thầy Phạm Quốc Vượng, Giáo viên chuyên luyện Toán ở Hà Nội có chia sẻ bí quyết làm bài môn Toán đạt điểm cao trong kỳ thi đại học, cao đẳng.

Thầy Vượng cho biết, quan sát đề thi môn Toán trong những năm gần đây thấy thường có từ 2 đến 3 câu hỏi phân loại học sinh đòi hỏi các em cần có tư duy tổng hợp, còn lại các câu hỏi khác cơ bản bám sát nội dung chương trình các em được học. Như vậy việc học sinh đạt điểm 7 trong đề thi môn Toán không hề khó, chỉ cần các em có phương pháp ôn thi và cách giải đề thi.

Với những em học sinh khá, mục tiêu trước tiên các em cần đặt ra là đạt được 6 đến 7 điểm trong kỳ thi. Để đạt được số điểm này, học sinh cần tập trung ôn thi vào các nội dung sau: Hàm số; phương trình- bất phương trình-hệ phương trình Mũ logarit; tích phân; hình không gian; hình giải tích trong không gian; phương trình lượng giác và bài toán tổ hợp-xác suất. Trừ câu hỏi phương trình lượng giác và bài toán tổ hợp-xác suất ra còn lại các nội dung này đều nằm trong chương trình lớp 12 các em vừa mới được học xong vẫn còn nhớ được kiến thức cơ bản nên việc ôn thi rất thuận lợi.

Môn Toán: Học sinh chỉ nháp ra giấy nội dung khó - 1

Thầy Phạm Quốc Vượng, Giáo viên luyện Toán ở Hà Nội

Học sinh khá và giỏi, để đạt được 8 điểm trở lên thì các nội dung trên các em cần phải nắm thật chắc chắn, rèn luyện được kĩ năng trình bày bài nhanh, rõ ràng, ngắn gọn và học thêm các nội dung kiến thức sau: Hình học giải tích phẳng; phuơng trình- bất phương trình vô tỷ; hệ phuơng trình và cuối cùng là bài toán chứng minh bất đẳng thức- bài toán tìm Min, Max. Những nội dung này thường là các câu hỏi dùng để phân loại học sinh. Để đạt được điểm nội dung này ngoài việc nắm kiến kiến thức cơ bản các em cần phải  mở rộng, nâng cao và rèn luyện tư duy tổng hợp kiến thức.

Những “bẫy” khi làm đề môn Toán

Theo thầy Vượng, trong quá trình làm bài thi, rất nhiều học sinh không đọc kỹ đề bài dẫn đến định hướng sai lời giải hoặc gặp bế tắc trong quá trình tìm ra lời giải.

Ví dụ: Câu tích phân trong đề thi đại học khối B năm 2013 như sau: Môn Toán: Học sinh chỉ nháp ra giấy nội dung khó - 2 do không đọc kỹ đề các em thấy hàm dưới dấu tích phân có chứa biểu thức Môn Toán: Học sinh chỉ nháp ra giấy nội dung khó - 3 nên nghĩ ngay đến việc đổi biến số Môn Toán: Học sinh chỉ nháp ra giấy nội dung khó - 4 để làm mất căn và đưa đến một tích phân lượng giác Môn Toán: Học sinh chỉ nháp ra giấy nội dung khó - 5 . Để giải được tích phân này, các em phải đổi biến số một lần nữa đặt y=cost. Như vậy, để giải dược câu tích phân này các em mất rất nhiều thời gian, sử dụng rất nhiều kiến thức và lời giải rất dài dòng. Trong khi đó nếu đọc kỹ đề và định hướng  trước khi giải thì thấy rằng đây là một tích phân rất cơ bản, các em chỉ cần vận dụng công thức quen thuộcMôn Toán: Học sinh chỉ nháp ra giấy nội dung khó - 6 (với u là một biểu thức của x, Môn Toán: Học sinh chỉ nháp ra giấy nội dung khó - 7) là các em có lời giải ngắn gọn sau:

Môn Toán: Học sinh chỉ nháp ra giấy nội dung khó - 8

Học sinh thường mắc lỗi không định hướng làm câu nào trước câu nào sau do đó không phân phối được thời gian làm bài dẫn đến không đủ thời gian trình bày. Gặp câu hỏi có hướng giải nhưng biến đổi ra giấy nháp chưa ra hoặc không ra kết quả cuối cùng đa số các em bỏ không làm trong bài thi, đây là một sai lầm. Học sinh cần lưu ý thang chấm điểm của Bộ GD-ĐT rất chi tiết các em chỉ cần làm đúng đến đâu là có điểm đến đó.

Ví dụ câu hỏi phụ khảo sát hàm số trong đề thi đại học khối B năm 2013 đề như sau: Cho hàm sốMôn Toán: Học sinh chỉ nháp ra giấy nội dung khó - 9, với m là tham số thực. Tìm m để đồ thị hàm số (1) có hai điểm cực trị A và B sao cho đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng y = x + 2. Nhiều em đọc đến phần cuối của câu hỏi không khai thác được mối quan hệ giữa đường thẳng AB với đường thẳng đề cho nên bỏ ý này, đây là sai lầm mà nhiều em mắc phải.

Với câu hỏi này các em phân ra thành 3 công việc phải làm: Thứ nhất tìm điều kiện để hàm số có 2 điểm cực trị A,B (tìm điều kiện để phương trình y=0 có 2 nghiệm phân biệt); thứ 2 là xác định đường thẳng AB (lấy biểu thức y chia cho biểu thức y phần dư của phép chia là đường thẳng AB hoặc các em  đi xác định tọa độ điểm A,B); thứ 3 xác định mối quan hệ giữa đường thẳng AB và đường thẳng đề cho (hai đường thẳng vuông góc với nhau khi và chỉ khi tích 2 hệ số góc bằng -1 hoặc các em dùng điều kiện Môn Toán: Học sinh chỉ nháp ra giấy nội dung khó - 10 ). Như vậy là bài tập này các em học sinh có 2 hướng giải. Một trong 2 hướng giải đó là:

Ta có: y’ = 6[x2 – (m + 1)x + m]

Để hàm số có 2 cực trị <=> y’ = 0 có 2 nghiệm phân biệt <=> Môn Toán: Học sinh chỉ nháp ra giấy nội dung khó - 11

Môn Toán: Học sinh chỉ nháp ra giấy nội dung khó - 12

Để đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng y=x+2 <=> -(m – 1)2 .1= -1 <=> m = 0 , m = 2.

Một số học sinh làm bài ra giấy nháp sau đó mới chép lại vào giấy thi làm như vậy các em mất rất nhiều thời gian, không có thời gian suy nghĩ câu hỏi khác và khi thấy thời gian không còn nhiều thường các em cuống lên dẫn đến chép sai.

Với một số học sinh khá trở lên thường mắc lỗi khi làm bài mất quá nhiều thời gian cho câu hỏi dễ thậm chí làm nhầm nguyên nhân do khi ôn thi gặp các câu hỏi dễ các em thường coi thường, bỏ qua không rèn luyện kĩ năng trình bày. Đơn cử như trong câu hàm số ý khảo sát và vẽ đồ thị hàm số với học sinh khá, giỏi khi ôn các em thường bỏ qua không rèn luyện kỹ năng dẫn đến khi thi các em trình bày rất lúng túng, mất rất nhiều thời gian trong khi đó nếu rèn luyện kỹ năng thì các em chỉ mất 4 đến 7 phút.

“Bí quyết” khi làm Toán

Trước khi vào làm một đề thi, học sinh cần phải đọc kĩ đề, trong phần riêng các em phải đặt ra sự lựa chọn ở đây chọn phần cơ bản hay nâng cao tùy thuộc vào số câu hỏi quen thuộc trong các phần này, đánh giấu những câu làm được và các câu có kiến thức liên quan lại.Tiếp theo các em cần xác định câu nào làm trước, câu nào làm sau và phân hoạch thời gian làm từng câu, thường thì các em nên làm trước các câu hỏi thuộc các lĩnh vực sau: Số phức, hàm số, phương trình lượng giác, nguyên hàm-tích phân, hình học không gian, hình học giải tích trong không gian, Mũ logarit. Các  em lưu ý không cần làm bài theo thứ tự các câu có trong đề thi.  Sau khi làm xong hết các câu hỏi có trong đề thi thuộc các lĩnh vực này các em giành 5-10 phút xem lại toàn bộ các câu đã làm được rồi mới chuyển sang  tìm lời giải của các câu còn lại. Trước khi nộp bài các em nên giành một ít thời gian xem lại tổng thể một lượt.


Nguồn 24h.com.vn



TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG
Phương Đông - Uông Bí - Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.3854497 - Fax:02033.3854302
Email: cdcnxd@cic.edu.vn - cdcnxdub@cic.edu.vn
Ghi rõ nguồn "www.cic.edu.vn" khi phát hành thông tin từ website.