![]() |
||
“Ta nào có chương trình giáo dục!” (11/02/2015)Khi biên soạn sách giáo khoa mới phải có “độ phổ thông” khác nhau. “Sách giáo khoa (SGK), giáo viên, trường lớp là ba vấn đề được mọi quốc gia, mọi thể chế và mọi thời đại coi trọng. Song ở nước ta cả ba yếu tố nền tảng kể trên đều có vấn đề” - GS-TSKH Nguyễn Xuân Hãn (ĐHQG Hà Nội) mở đầu cuộc trò chuyện.
Chương trình chỉ… từng khúc, từng đoạn . Phóng viên: Thưa giáo sư (GS), trong ba vấn đề trên theo GS vấn đề nào quan trọng nhất?
Cũng do chưa có CT thì đã vội vàng biên soạn SGK nên hậu quả là ở bậc phổ thông học sinh bị bội thực về sách, bậc ĐH thì đói sách. CT giáo dục ở phổ thông quá nặng so với quốc tế và xa rời với thực tế, tôi nghĩ phải bỏ đi khoảng 30%-50% khối lượng kiến thức không cần thiết. Ví dụ môn toán có GS nói phải bỏ tới 60% khối lượng. . Nói như GS thì có nghĩa từ trước đây ta chưa có CT. Vậy SGK hiện hành biên soạn dựa vào đâu? + Vâng, chúng ta chưa có CT chính thức. Anh xem, từ năm 1980 đến nay CT được chia làm ba khúc: Cấp I, II, III. Ví dụ, cấp một năm 1981 triển khai bốn CT: CT 165 tuần; CT 120 tuần; CT 100 tuần và CT công nghệ. Việc chỉnh sửa và hợp nhất CT sau đó diễn ra liên miên, cho đến tận năm 2002 mới hợp nhất làm một. ![]() CT, SGK phải được dùng ổn định ít nhất 10-12 năm. (Ảnh: TL)
Chọn một bộ SGK làm chuẩn . Nay chủ trương một CT, nhiều bộ SGK đã được Thủ tướng thông qua. Thưa GS, có chuyên gia khẳng định rằng một CT có vài kiểu viết SGK khác nhau. GS thì cho rằng không phải là kiểu viết khác nhau mà độ phổ thông trong các SGK khác nhau. Vậy GS có thể giải thích thêm thuật ngữ “độ phổ thông” là gì? + Hầu hết ở các nước trên thế giới, SGK bậc phổ thông mỗi nước thường có ba, bốn bộ khác nhau. Chữ bộ SGK phải hiểu là từ lớp 1 đến lớp 12 của từng môn học như tiếng Việt, toán…; hay từ lớp 6 đến lớp 12 ví dụ như lý, hóa…; hoặc từ lớp 10 đến lớp 12 chứ không phải là vô vàn bộ. . GS từng đề nghị Quốc hội nên đưa vào văn bản luật hình thức chế tài nhằm để SGK soạn ra phải được dùng ít nhất 10-12 năm mới thay một lần. Thưa GS, đây cũng là cách làm như các nước? + Vâng, ở các nước đều có hình thức chế tài nhằm để SGK được dùng ít nhất là một vòng 12 năm hoặc lâu hơn nữa, trong thời gian đó không phải thay đổi CT để phải in lại, tốn kém. Trong quá khứ chúng ta đã có CT, SGK của GS Hoàng Xuân Hãn được dùng ở miền Bắc 10 năm; còn miền Nam từ 1945 đến 1972; bộ CT, SGK của nhóm GS Nguyễn Văn Chiển, Hoàng Tụy, Lê Hải Châu dùng 35 năm! SGK hầu như không thay đổi để việc in sách không trở thành ngành kinh doanh siêu lợi nhuận như hiện nay. . GS phản đối việc thay SGK từng năm học theo kiểu “cuốn chiếu”. Vì sao như vậy? + CT, SGK là một chỉnh thể khoa học thống nhất, nhất quán theo từng môn và sự hài hòa giữa các môn, thế mà khi thay SGK ta lại sử dụng cách tiếp cận “cắt khúc-cuốn chiếu-thay dần-vừa chạy vừa xếp hàng”, là cách làm không khoa học. Theo tôi, nên làm tập trung và thay đồng loạt từ lớp 1 đến lớp 12. Thực tế ở Việt Nam năm 1955 và năm 1975 khẳng định cách làm này thành công. Thế giới người ta cũng làm vậy. . Xin cám ơn GS về cuộc trò chuyện này.
Theo Từ Nguyên Thạch Pháp luật TPHCM Nguồn dantri.com.vn |
||
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG |