Những dấu ấn của giáo dục năm 2011 (29/12/2011)Năm 2011, giáo dục Việt Nam ghi lại khá nhiều dấu ấn như dự thảo Luật giáo dục Đại học, thành lập Viện Toán cao cấp, giảm tải chương trình, sách giáo khoa…
1. Lần đầu tiên trình Quốc hội Dự thảo Luật Giáo dục đại học
Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, lần đầu tiên, Bộ GDĐT đã trình Quốc hội Dự thảo Luật Giáo dục ĐH. Theo lãnh đạo Bộ GDĐT, dự thảo này sẽ tăng quyền tự chủ cho các trường; giao quyền tự chủ tương ứng với điều kiện của cơ sở giáo dục ĐH và các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ in ấn và cấp văn bằng. Mặc dù dư luận có nhiều luồng ý kiến trái chiều về dự thảo luật này, nhưng sự kiện này cũng đánh dấu một mốc quan trọng: Lần đầu tiên, Việt Nam có luật riêng dành cho giáo dục ĐH. 2. Thành lập Viện Toán cao cấp
Đầu năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về toán trực thuộc Bộ GDĐT tại Hà Nội. Theo quy chế tổ chức và hoạt động của viện, mục tiêu của Viện Nghiên cứu cao cấp về toán là trở thành một trung tâm toán học xuất sắc, có môi trường làm việc tương đương với một số nước phát triển về toán, để trao đổi học thuật nhằm nâng cao năng lực khoa học của các nhà nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng toán học Việt Nam. Giáo sư Ngô Bảo Châu được bổ nhiệm làm Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về toán 3. Giảm tải sách giáo khoa
Đầu năm học 2011-2012, Bộ GDĐT đưa ra hướng dẫn giảm tải sách giáo khoa (SGK) từ tiểu học đến THPT. Có 5 nhóm nội dung kiến thức được giảm tải gồm: Những kiến thức được viết trong chương trình, SGK để dạy học ở nhiều môn khác nhau; Những nội dung trùng lặp dạy ở cả lớp dưới và lớp trên do chưa lường hết hạn chế của cách xây dựng chương trình, SGK theo nguyên tắc đồng tâm; Những bài tập, câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp với trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh; Rà soát, điều chỉnh những kiến thức mang đặc điểm địa phương; Những bài học sắp xếp chưa hợp lý nay sẽ được sắp xếp lại. Mặc dù vẫn còn những ý kiến trái chiều, nhưng hướng dẫn giảm tải SGK là một bước khởi động đáng ghi nhận của Bộ GDĐT trong quá trình đổi mới tổng thể giáo dục Việt Nam. 4. Sửa đoạn kết Tấm Cám Đầu tháng 11/2011, dư luận dấy lên nhiều phản ứng khác nhau khi phát hiện văn bản truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK ngữ văn lớp 10 đã sửa lại đoạn cuối. Thay vì nguyên bản là sau khi giội nước sôi cho Cám chết, Tấm đem làm mắm và gửi dì ghẻ ăn thì trong SGK ngữ văn lớp 10, “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết”. Việc thay đổi đoạn kết của Tấm Cám đã khiến đông đảo dư luận và các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học cùng lên tiếng cả ủng hộ và phản đối. 5. Bài văn "lạ" của cậu học trò nghèo trường Ams
Đầu tháng 11.2011, dư luận lại xôn xao với bài văn “lạ” của cậu học trò nghèo Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam Nguyễn Trung Hiếu với chủ đề “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”. Thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền. Bài văn của Hiếu đã khiến người đọc xúc động trước ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học giỏi này. Bài văn “lạ” của Hiếu đã được lấy làm tài liệu sinh hoạt của Thành đoàn Hà Nội và Nguyễn Trung Hiếu cũng đã được Thành đoàn chọn là một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2011.
|
|
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG |