Nụ cười hồn nhiên của HS Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội trong giờ ra chơi. (Ảnh: Văn Chung) |
Bộ GD-ĐT chỉ đưa ra những nguyên tắc chung nhất, đáp ứng yêu cầu của chương trình và phù hợp với tâm sinh lí của học sinh tiểu học...
Trên thực tế nhiều phụ huynh lại muốn con em mình phải học, làm bài tập thêm tại nhà vì sợ các em chơi nhiều, hoặc muốn con mình học giỏi hơn, ...Một số giáo viên lại chiều theo ý thích của phụ huynh nên trẻ em vẫn phải làm thêm bài tập ở nhà. Đó là một trong những lí do làm cho việc học của học sinh thêm nặng.
Vẫn theo lời Vụ trưởng: “Các bậc cha mẹ không quá lo lắng, quá kì vọng vào việc học hành của con trẻ, tạo sức ép tâm lí không có lợi cho sự phát triển của học sinh”.
Bộ đã có chủ trương điều chỉnh, nội dung, yêu cầu học tập của các môn học, để phù hợp với mỗi đối tượng học sinh. Như vậy cũng cần có yêu cầu mức độ khác nhau cho mỗi học sinh ở mỗi một môn học. Có thể việc làm thêm bài tập là niềm vui, là hạnh phúc của em này nhưng lại là gánh nặng của học sinh khác. Điều đó phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của mỗi người”.
Đối với những giáo viên vi phạm quy định, ông Thành cho rằng: “Việc xử lí giáo viên cũng phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, không xử lí chung chung, đồng loạt. Trên cơ sở văn bản của Bộ các địa phương, các nhà trường căn cứ thực tế, hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi học sinh để có biện pháp quản lí linh hoạt, hiệu quả. Các cấp quản lí giáo dục ở cơ sở, các thầy cô giáo là những người biết rõ cần cho thêm bài tập cho đối tượng nào, vào thời gian nào là thích hợp”.
-
Văn Chung (ghi)